SAC DEP HOA ANH DAO

Mochi là gì và các loại bánh Mochi phổ biến nhất Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Cập nhật 15 tháng 08 2180 lượt xem

mochi

Bánh Mochi – món tráng miệng của người Nhật. Bánh ngọt chắc chắn là một món ăn tráng miệng phổ biến và chiếm được cảm tình của đa số nhà ẩm thực gia. Nếu như ở Hàn Quốc có bánh Songpyeon thì Nhật Bản có bánh Mochi. Mochi đã quá quen thuộc ở đất nước mặt trời mọc, được chế biến một cách công phu, tỉ mỉ đẹp cả hình thức lẫn chất lượng đã trở thành món truyền thống trong dịp tết của Nhật Bản. Sau đây hãy cùng tôi tìm hiểu về món bánh làm nên thương hiệu Nhật Bản này nhé!

Songpyeon

Songpyeon của Hàn Quốc

Mochi là gì?

Mochi là một loại bánh giầy vừa trang trọng vừa bình dân, và là món bánh truyền thống của người dân nước Nhật. Vào ngày tết, hầu hết người dân đều yêu thích món này. Song Mochi là biểu tượng của sự thịnh vượng, may mắn, ước mong một cuộc sống ấm no và hạnh phúc. Ngoài ra nó còn được tin rằng khi ăn vào sẽ đem lại cho người ăn sự trường thọ và dồi dào sức khỏe.

Nhân bánh có thể được làm từ nhiều loại như đậu đỏ, đậu trắng, dâu tây hoặc các loại trái cây khác kết hợp với đậu đỏ. Bánh có lớp vỏ ngoài được làm từ gạo nếp trộn với một chút đường, được hấp chín rồi được giã nhuyễn ngay khi gạo đen còn nóng để thu được khối bột trắng dẻo, mịn màng, dai ngon. Tùy vào sở thích của mỗi người mà bánh có thể hấp, luộc hay nướng để cho ra lo các loại Mochi khác nhau. Nhưng tất cả chúng đều mang hương vị đặc trưng của nền ẩm thực Nhật Bản.

Mochi bắt nguồn từ đâu?

Với hương vị ngon ngậy, hình thức bắt mắt, được nhiều người trên thế giới ưa chuộng. Dù Nhật Bản nổi tiếng là quê hương làm ra những chiếc bánh Mochi chất lượng nhưng đến với các nước như Đài Loan Mochi cũng được chế biến với hương vị hấp dẫn không kém gì Nhật Bản. Người Đài Loan là một trong số những đất nước cũng rất ưa chuộng loại bánh này, thậm chí họ còn lập nên bảo tàng Mochi để trưng bày loại bánh này.

Theo như các thông tin cho rằng Mochi có nguồn gốc từ Trung Quốc, ban đầu Mochi được làm từ gạo trộn đậu đỏ và chỉ dành cho các giới quý tộc, thiên hoàng sử dụng vì nó biểu tượng cho điềm lành. Trung Quốc có ảnh hưởng đến văn hóa Nhật Bản từ xa xưa, từ chữ viết, tập quán, kiến trúc, trang phục và cả tín ngưỡng. Nên sau khi loại Bánh Mochi du nhập vào Nhật Bản đã được những con người nơi đây biến đổi đôi nét tròn khâu chế biến và dần dần trở thành món ăn truyền thống của xứ Nhật.

Ý nghĩa của bánh Mochi đối với con người Nhật Bản

Bánh Mochi đối với người Nhật luôn mang một ý nghĩa rất sâu sắc. Theo quan niệm của người Nhật, gạo chính là tinh hoa tinh túy của đất trời, là cội nguồn của sự sống mà thành linh ban phát cho con người, là tượng trưng cho ước nguyện về một cuộc sống đầy đủ, ấm no, hạnh phúc.

Đằng sau những chiếc bánh Mochi đó chính là tín ngưỡng, là tinh thần và tinh hoa của cả một dân tộc luôn muốn gửi gắm vào. Chính vì vậy những người thợ làm bánh họ luôn dành một sự chăm chút và tỉ mỉ nhất định khi làm.

Mochi có rất nhiều loại

-Daifuku

-Ichigo Daifuku

-Kusa Mochi

-Mochi Ice cream (Mochi kem)

-Shiruko

-Chikara Udon

-Zoni

-Kinako Mochi

-Kirimochi hoặc Kakumochi

-Dango

-Warabi Mochi

-Uiro Mochi

-Hishimochi

-Sakuramochi

-Hanabira Mochi

-Kusa Mochi

Nhưng nói về độ nổi tiếng đối với các nước trên thế giới thì sau đây là 5 loại bánh Mochi nổi tiếng nhất Nhật Bản

Top 5 loại bánh Mochi nổi tiếng

1.Daifuku Mochi

Đây là loại Mochi đơn giản và được yêu thích với nhân đậu đỏ ngọt. Daifuku Mochi thường có đường kính khoảng 3cm với một lớp bột ngô hay bột khoai tây phủ bên ngoài bánh. Bánh thường có 3 màu, màu trắng, màu xanh lá cây và màu hồng.

daifuku

2.Kusamochi

Kusamochi về hình thức khá giống với Daifuku Mochi nhưng có thêm lá ngải cứu rất tốt cho sức khỏe. Bánh có màu xanh xanh tự nhiên của ngải cứu, khá giống với bánh trà xanh.

kusamochi

3.Mochi Kem

Là một loại bánh Mochi khá đặc biệt và được nhiều người yêu thích vì sự độc đáo, mới mẻ trong hương vị. Mochi Kem được làm từ lớp vỏ gạo nếp mềm dẻo và nhân kem ngọt ngào ở bên trong. Các loại nhân thường được dùng trong Mochi Kem như trà xanh, vani, kem socola, đậu đỏ,…

mochi kem

4.Sakura Mochi

Bánh Mochi này có hương vị và màu sắc khá giống hoa anh đào do đó được gọi là Sakura Mochi. Nhân bánh thường được làm bằng đậu đỏ, bên ngoài có bọc lá cây anh đào và tùy từng vùng miền sẽ làm vỏ bánh từ bột gạo hoặc bột nếp. Điểm khác biệt của bánh này là vỏ bánh Sakura Mochi thường dày hơn và không mịn như bánh khác.

sakura mochi

5.Hishi Mochi

Đây là loại Mochi đặc trưng trong lễ hội búp bê ở Nhật Bản, bánh Hishi Mochi thường có hình thoi được làm với nhiều lớp màu sắc khác nhau.

hishimochi

Trên đây là top 5 loại bánh Mochi được người dân ưa thích nhất vì độ bắt mắt và hấp dẫn của nó. Mochi không chỉ dùng  trong các ngày lễ tết mà còn dùng như 1 món bánh tráng miệng. Nếu một lần đặt chân đến Nhật Bản bạn nhất định phải nếm thử ngay món bánh này nhé. Chắc chắn bạn sẽ phải trầm trồ vì độ công phu và tính thẩm mỹ cao của chiếc bánh Mochi này.

Cách làm

Người ta chọn loại gạo nếp thật ngon, đồ kỹ (có thể đồ hai lần), rồi giã trong cối cho tới khi ra được một khối bột chín dẻo quánh. Thường chỉ có những nam thanh niên mới làm điều này, vì nếu giã không nhuyễn thì khi ăn sẽ mất ngon, dễ bị hỏng bánh. Đối với loại mochi có nhân: ta pha một giọt màu thực phẩm với 1 chén nước sao cho nước có màu sắc tùy ý.

giã bột

Trộn đều bột nếp, đường và nước màu. Lưu ý bột nếp làm để vỏ bánh sau khi hấp sẽ rất dẻo và dính nên ta cần cho từ từ từng chút nước vào cho đến khi hỗn hợp bột này thành 1 khối dẻo hơi khô. Lấy màng bọc thực phẩm để bọc bột sau khi đã nhào. Sau đó cho vào lò vi sóng quay 3 phút. Sau đó ta lấy bánh ra và trộn lại lần nữa bằng muỗng gỗ trong 20 giây. Tiếp đến lấy màng bọc kín lại, cho vào lò vi sóng một lần nữa rồi quay trong 1 phút mới lấy ra, nhanh tay khuấy bột theo đường tròn trong khoảng 30 giây nữa để làm bột dai hơn.

Nếu không có lò vi sóng thì ta có thể cho bột vào tô hoặc bọc màng thực phẩm cho kín và hấp cách thủy cho đến khi bột chín và trong lại là được. Rải đều bột nếp rang chín lên thớt, rồi cho phần bột lên, xong dùng dao cắt hoặc nhúng tay ướt để bột không dính vào tay rồi chia bột thành các phần nhỏ. Xoa một ít bột nếp rang lên tay cho bớt dính. Bước vào công đoạn nặn bánh, ta lấy từng phần vỏ bánh, đập dẹt ra, cho nhân (trà xanh, kem viên nhỏ, đậu đỏ…) vào rồi đóng bánh lại.

nặn bột

Ngày nay, công nghệ chế biến bánh mochi cũng được hiện đại hoá, không cần phải theo truyền thống giã bánh giầy mochi thủ công để đỡ tốn sức. Người Nhật còn xay gạo nếp thành bột hoặc phát minh ra máy làm mochi tự động, chỉ cần cho gạo nếp vào thì máy sẽ thao tác như một người thợ giã bánh. Mặt khác, bánh giã thủ công khi gạo nếp còn nóng ăn cũng ngon hơn.

Ăn và bảo quản

Bánh Mochi mà phổ biến nhất là loại trắng không nhân, nhỏ bằng lòng bàn tay, nặn hình tròn dày chừng 1-2cm. Sau khi nặn xong có thể ăn ngay hay cho vào ngăn mát tủ lạnh vài giờ cho mát.

kirimochi

Có một số loại dùng để nướng như kirimochi (bánh dày khô hình dạng khối chữ nhật) và marumochi (bánh dày hình dạng tròn dẹt) thường ăn trực tiếp cùng xì dầu và nori sau khi nướng. Tết Dương lịch là ngày lễ quan trọng của người Nhật nên họ cũng dùng loại bánh dày nướng này cho việc chế biến món canh bánh dày zoni để hưởng thêm tuổi mới và cầu bình an. Không những vậy, còn có cả món bánh dày tẩm bột chiên, gọi là Mochi tempura.

Nguồn: jes.edu.vn