SAC DEP HOA ANH DAO

Lạ lẫm với lẩu sữa đậu nành Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Cập nhật 21 tháng 04 1059 lượt xem

Ẩm thực Nhật Bản luôn gắn liền với những sản vật đến từ biển như món cá sống, tôm tươi dùng kèm với mù tạt mang vị tươi mát, đậm đà và những tai nấm bổ dưỡng, cọng rau xanh mướt, các loại củ tươi ngon mang tinh túy của đất. Những hương vị đặc biệt cùng quy trình chế biến công phu từ những nguyên liệu mang giá trị dinh dưỡng cao đã hấp dẫn thực khách khắp nơi.

Tounyu là món lẩu với nước dùng làm từ sữa đậu nành nguyên chất, dashi và mirin. Món ăn này thường ăn vào mùa đông với hương vị ngọt ngào và bổ dưỡng từ đậu nành và thịt. Nguyên liệu của món này gồm có thịt bò tươi, các loại đồ viên, các loại hải sản và đậu hủ dùng kèm với nước sốt cay. Đây là một món ăn rất phổ biến ở Nhật Bản, thường được phục vụ trong Ryokan (quán trọ Nhật) hoặc nhà hàng đậu hũ. Món này có công dụng tốt cho sức khỏe: với khối lượng lớn isoflavin - hóa chất rất giống với estrogen hormone, phòng chống các bệnh ung thư, bệnh tim, loãng xương và nhiều hơn nữa.

Công thức cho món Tounyu nabe

Nguyên liệu:

  • Thịt bò Mỹ , thịt heo , thịt gà hay các loại hải sản
  • Các loại đồ viên (cá,tôm,bò tùy thích)
  • Mì Udon, mì ramen, mì gói Việt Nam theo sở thích
  • Sốt tương ớt tỏi chua cay.

Cách nấu :

1. Nấu sữa đậu nành ngon không bị chua:

Bước 1: Cho đậu nành vào nồi lớn. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên và gạt bỏ.

Bước 2: Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt. Nước ngâm loãng thì nồng độ chua giảm đi. 2 lạng đậu nành ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng hoặc đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian từ 6 tới 10 tiếng tùy nhiệt độ(nóng thì ngâm mau lạnh thì ngâm lâu). Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.

Bước 3: gạn nước ngâm, tiếp tục xả mạnh để bọt ra hết rồi bóp vỏ. Kỹ thuật này giúp nước chua không ngấm vào thịt của hạt đậu.

Cho hạt đậu nành ngâm đã bóp vỏ vào máy xay sinh tố, châm nước vào từ từ , vừa xay vừa dừng để nước đậu bão hòa. Châm nước từ từ giúp đậu nành được xay mịn mà không có bọt. Tiếp theo là đổ đậu nành đã xay mịn vào một nồi to. Dùng vải lọc lấy phần nước đậu, bỏ phần bã. Cho nước đậu vào nồi và đun nhỏ lửa trên bếp, sau 20-25 phút nước đậu chín là có thể uống nóng.

Nguyên liệu phụ nên cho vào lúc nấu nước đậu. Có thể dùng vài hạt đậu phộng bóc vỏ với vài thìa vừng đen (mè đen), sữa có vị ngậy và nhiều dinh dưỡng hơn.

2. Hoàn thành công đoạn trên, chúng ta đã có một nồi sữa đậu nành hoàn hảo dùng để làm lẩu. Nêm Hondashi(bột cá) đường và muối sao cho vừa ăn,gạn bỏ lớp màng.

3. Lẩu dọn ra cho lên bếp đun sôi. Trưng bày rau củ quả & các loại nấm, các loại viên, thịt bò xắt lát.

4. Dùng lẩu với mì Udon, Ramen hay mì gói Việt Nam đều ngon.

5. Nước sốt dùng để chấm là sốt tương ớt tỏi chua cay.

Nguồn: http://www.monnhatban.com/amthuc/am-thuc-lau-nhat-ban/la-lam-voi-lau-sua-dau-nanh-nhat-ban