SAC DEP HOA ANH DAO

Khám phá nét văn hóa ẩm thực Sushi độc đáo ở Nhật Bản

Ẩm thực Nhật Cập nhật 31 tháng 07 1032 lượt xem

Với 29750km đường bờ biển kéo dài, Nhật Bản là quốc gia có nguồn hải sản dồi dào và đó là một trong những lý do người Nhật sáng tạo nên kiệt tác Shushi. Đến với Nhật Bản, khám phá nét văn hóa ẩm thực Shushi là một trong những việc mà bạn không nên bỏ qua. Shushi được bán ở bất kỳ quốc gia nào nhưng chỉ ở Nhật Bản bạn mới thưởng thức đúng hương vị truyền thống vốn có.

Shushi được biết đến là biểu tượng văn hóa của nước Nhật và là một kiệt tác ẩm thực của Nhật Bản. Shushi được sáng kiến bởi một ngư dân Edo di chuyển tới Tokyo có tên Hanaya Yohei với thành phần gồm cơm trộn dấm nắm lại với một lát cá đặt lên phía trên. Món ăn này không chỉ tiết kiệm thời gian chế biến mà còn giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng có trong hải sản. Trải qua nhiều thăng trầm, ngày nay Shushi đã xuất hiện ở hầu hết các quốc gia như một biểu tượng của nước Nhật.

Khám phá nét văn hóa ẩm thực Shushi qua các loại Shushi điển hình

Người Nhật Bản có rất nhiều loại Shushi khác nhau, nếu liệt kê chi tiết có thể kể đến hàng trăm loại shushi nhưng nhìn chung chúng được chia làm 6 loại cơ bản.

Nigirizushi

Nigirizushi là loại Shushi phổ biến nhất và đại diện cho món Shushi ngày nay tại bất kỳ quốc gia nào. Thành phần của Nigirizushi gồm cơm trộn dấm được nắm lại theo hình chữ nhật bo tròn các góc. Phía trên có phủ một lát hải sản như cá, tôm, bạch tuộc. Trên cùng có thể có chút gừng xay nhuyễn hoặc vài hạt hành xanh thái nhỏ.

Chirashizushi

Loại Shushi này khá đơn giản về mặt hình thức và rất nhiều với một tô cơm phủ kín các loại thịt cá, rong biển… Loại Shusi này được làm theo phong cách của Tokyo và Osaka. (Kiểu Tokyo sẽ dùng trừng thái miếng còn Osaka là trứng được thái chỉ rồi rắc lên cùng rong biển).

Uramaki

Uramaki có cách làm và hình thức gần giống với món Kimbap của Hàn Quốc. Loại Sushi này có phần nhân được cuộn trong lá rong biển, còn phần cơm được bọc bên ngoài. Vì cơm ở bên ngoài nên vỏ ngoài thường được lăn qua lớp vừng, trứng cá, trứng tôm.

Gunkan

Shushi này, phần cơm được bao quanh bởi lá rong biển, thức ăn xếp lên trên mặt, thường là trứng cua, trứng cá tuyết, trứng cá hồi…

Oshizushi:

Sushi Oshizushi được ép trong khuôn gỗ rồi dùng dao cắt thành những miếng nhỏ hơn, thường là 2 lớp cơm kẹp một lớp nhân.

Temaki

Loại Sushi này được nặn theo hình nón, nhân được cuộn trong lá rong biển, phần nhân với các nguyên liệu được để hở, loại sushi này phải dùng tay cầm ăn.

Khám phá nét văn hóa ẩm thực Shushi qua cách thưởng thức chuẩn mực

Nếu như Shushi là tinh hoa ẩm thực của người Nhật thì cách thưởng thức món ăn này cũng được xem là một nghệ thuật. Để cảm nhận được hết vị ngon của Shushi bạn phải ăn theo đúng cách của người Nhật.

Shushi ngon nhất khi vừa chế biến xong bởi lúc này hương vị của món ăn đạt chuẩn nhất. Nếu để Shushi trước mặt mà không ăn ngay không chỉ làm đổi vị của món ăn mà còn thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với đầu bếp.

Khi ăn Shushi bạn nên chấm riêng phần cá để tránh làm cơm bị mặn, đồng thời không trộn mù tạt vào xì dầu mà để vào bát sau đó ăn đến đâu chấm tới đó. Bạn cũng nên đặt phần cá vào đầu lưỡi trước tiên để cảm nhận được vị ngon của cá từ đầu.

Nếu trên đĩa Shushi có nhiều màu sắc, bạn nên ăn theo thứ tự từ màu nhạt đến đậm, thường những màu đậm sẽ có vị đậm hơn do vậy nên ăn theo thứ tự tăng dần để không làm giảm mùi vị của những loại có vị nhạt hơn.

Và để đẹp mắt, lịch sự, khi ăn Shushi bạn hãy ăn theo thứ tự từ ngoài vào trong và có thể dùng kèm chút rượu Sake để giảm vị tanh của cá đồng thời dễ tiêu hóa hơn.

Cuối cùng, bạn hãy nhắm mắt để cảm nhận hương vị của cá tan dần trong miệng, thưởng thức vị thơm ngọt của cơm, vị cay nồng nàn của mù tạc, vị chua của giấm, vị mặn của muối.

Bạn hãy khám phá nét văn hóa ẩm thực Shushi của Nhật Bản khi có dịp đến xứ sở hoa anh đào để cảm nhận sự khác biệt của món ăn nơi đây với Shushi ở Việt Nam. Bạn cũng có thể thưởng thức thêm nhiều món ăn khác ở Nhật Bản nếu có nhiều thời gian sống ở đó như trở thành một du học sinh.

Nguồn: http://duhocnhatico.edu.vn/kham-pha-net-van-hoa-thuc-sushi-doc-dao-o-nhat-ban.html