Ở Kanto, warishita (một hỗn hợp của rượu sake, nước tương, đường, mirin và dashi) được đổ vào và đun nóng trong một nồi. Sau đó thịt, rau và các thành phần khác được thêm vào và đun sôi với nhau. Ở Kansai, thịt được đun nóng trong nồi trước. Khi thịt gần như được nấu chín, đường, rượu sake và nước tương được thêm vào, sau đó rau và các thành phần khác được thêm vào cuối cùng.
Các loại rau và thịt được sử dụng là khác nhau giữa hai vùng. Bởi vì ngày trước thịt bò đắt tiền nên việc sử dụng thịt lợn là phổ biến ở các vùng phía bắc và phía đông.
Các thành phần khác được thêm vào sukiyaki bây giờ bao gồm thịt gà, cá, mì udon, hành lá, nấm shiitake, nấm enokitake (nấm kim châm), bún nưa shirataki và đậu phụ nướng. Sau đó vùng nào cũng sẽ ăn kèm với nước chấm là trứng sống.
Theo truyền thống, lẩu sukiyaki được nấu trong nồi gang, thịt bò thái mỏng (nhưng hơi dày hơn thịt bò trong lẩu shabu shabu) được xào trước khi cho nguyên liệu và nước dùng vào. Cách nấu lẩu Sukiyaki rất đơn giản, nhanh chóng mà lại không tốn quá nhiều gia vị và không cầu kỳ.
Cách nấu lẩu Sukiyaki ngon tuyệt
- Chuẩn bị:
- Nấu sốt sukiyaki:
- Cách nấu lẩu Sukiyaki:
Khi thức ăn được nấu chín, bạn có thể bắt đầu thưởng thức lẩu sukiyaki. Tiếp tục thêm nguyên liệu rau... và nước sốt khi bạn ăn gần hết. Đến lúc chỉ còn một ít nước lẩu, đừng quên cho mì udon vào để "vét sạch sành sanh" nước lẩu nhé.
Nếu muốn thưởng thức lẩu sukiyaki chuẩn hơn nữa, hãy đập 1 quả trứng gà sống ra chén và chấm thịt cùng với nó.
Nếu nước lẩu quá mặn, thêm nước dùng dashi để pha loãng. Nếu nước lẩu quá nhạt, thêm nhiều nước sốt sukiyaki hơn. Chúc các bạn ngon miệng với cách nấu lẩu sukiyaki ngon tuyệt này nhé!
Nguồn: monnhatban.com