SAC DEP HOA ANH DAO

13 MÓN TRÁNG MIỆNG NGAY CẢ NHẬT HOÀNG CŨNG PHẢI THỬ

Ẩm thực Nhật Cập nhật 09 tháng 11 796 lượt xem

Món tráng miệng truyền thống của Nhật Bản nói chung gọi là Wagashi. Những loại Wagashi sau đây được phục vụ ở những nhà hàng cao cấp hàng đầu Tokyo và Kyoto, là những đặc sản mà thậm chí cả Thiên Hoàng Nhật Bản cũng không thể bỏ qua cơ hội để thưởng thức chúng.

Cùng đọc xem bạn đã nếm qua bao nhiêu món rồi nhé!

1. Namagashi (生菓子)

Namagashi

Namagashi là tên gọi chung của những loại đồ ngọt dùng trong tiệc trà Nhật Bản. Một đặc điểm bắt buộc của loại bánh này là chúng phải có tính thẩm mỹ cao. Vỏ bánh được làm từ gạo xay ra rồi hấp thành bột nhão. Nhân bánh thường là đậu được nghiền nhuyễn và trộn với đường để tạo vị ngọt. Hình dạng của namagashi thường được lấy cảm hứng từ thiên nhiên như chiếc lá, giọt sương, bông hoa, hay hình dạng của các loại quả.

2. Sakura Mochi (桜餅)

Sakura Mochi 1

Một loại bánh gạo màu hồng với nhân đậu đỏ và được gói trong một chiếc lá anh đào (sakura). Bánh Sakura Mocha được ăn vào ngày lễ hội bé gái (Hinamatsuri) ở Nhật Bản vào ngày 3 tháng 3 hàng năm.

3. Konpeito (金平糖)

Konpeito

Konpeito là những viên kẹo đường nhỏ có màu sắc rực rỡ. Chúng có dạng hình tròn và có những chỗ lồi nổi lên do quá trình chế biến. Cái tên Konpeito bắt nguồn từ tiếng Bồ Đào Nha, có nghĩa là kẹo đường.

Đường được các thương nhân Bồ Đào Nha đem đến Nhật Bản từ thế kỉ 19. Nhiều năm sau đó, đường vẫn là một thức quý và hiếm đối với người Nhật. Konpeito là món quà của Nhật hoàng dành cho những vị khách đến thăm Cung điện Hoàng gia từ nhiều năm nay.

4. Hanabira mocha (葩餅)

Hanabira mocha

Hanabira Mochi nghĩa là mochi hình cánh hoa. Loại bánh này thường được ăn trong tiệc trà đầu năm mới. Lịch sử của Hanabira Mochi bắt nguồn từ món ăn cung đình. Chúng có hình dạng và màu sắc khác hẳn so với các loại mocha khác, và chúng mang ý nghĩa tượng trưng cho năm mới tốt lành. Nhân của Hanabira mocha là đậu xanh.

5. Botamochi (牡丹餅)

Botamochi

Botamochi được làm từ gạo nếp và đậu đỏ azuki nghiền nhuyễn. Trước tiên gạo nếp được ngâm trong nước trong vòng 6 tiếng đồng hồ, rồi nấu, và cuối cùng một lớp nhân đậu đỏ azuki dày được nặn bao bọc bên ngoại để tạo thành hình khối cầu. Bota mochi t hường được ăn vào mùa xuân

6. Uiro (外郎)

Uiro

Uniro là bánh hấp truyền thống của Nhật Bản, làm từ bột gạo và đường, có đặc điểm là dẻo và ngọt thanh. Uiro có rất nhiều hương vị như trà xanh, hoa đào, dâu, và hạt dẻ.

7. Dango (団子)

Dango

Dango là một loại bánh hấp tương tự với mochi. Chúng được xiên thành một que gồm bốn viên. Vị dango thay đổi theo mùa. Người ta thường uống trà xanh khi ăn dango.

8. Monaka (最中)

Monaka

Monaka gồm có nhân là mứt đậu azuki, mè, hạt dẻ, hay bột gạo mochi được kẹp giữa 2 lớp bánh quế mỏng. Hình dạng bên ngoài của lớp bánh quế có thể là hình vuông, hình tròn, hay hình cánh hoa anh đào, hình hoa cúc.

9. Manju (饅頭)

Manju

Manju là bánh đậu đỏ được làm từ lớp bột mì, bột gạo, bột kiều mạch và nhân đậu azuki với đường. Manju bắt nguồn từ bánh mantou của Trung Quốc, được đem vào Nhật Bản vào năm 1341 và sau đó được bán lại với cái tên Nara majuu. Sau 700 năm du nhập vào Nhật Bản, Manjuu đã được chế biến và sáng tạo theo phong cách của người Nhật và trở thành một món ăn vặt phổ biến của đất nước này.

10. Kuzumochi (葛餅)

Kumokochi

Kuzumochi là bánh mochi được làm từ bột kuzu, được dùng khi lạnh với  mật ong đen Nhật Bản và bột đậu nành.

11. Kusa Mochi (草餅)

Kusa-Mochi

Kusa Mochi có nghĩa là mochi cỏ, tức là một loại mochi được làm từ lá của cây ngải cứu, bột gạo, ăn cùng với bột đậu nành rắc lên trên.

12. Taiyaki (たい焼き)

Taiyaki

Taiyaki là bánh ngọt có hình con cá, có nhân đậu đỏ, cheese hoặc là kem sữa trứng.

13. Yatsuhashi

Yasuhashi

Đặc sản của vùng Kyoto với lớp vỏ làm từ mochi và bột quế, nhân là đậu đỏ. Thỉnh thoảng chúng được nướng cho có vị giòn.

Nguồn: TRUNG PHAM/ iconicjob.vn