SAC DEP HOA ANH DAO

TẠI SAO NHẬT BẢN ĐƯỢC GỌI LÀ ‘’ĐẤT NƯỚC MẶT TRỜI MỌC’’

Văn hóa Nhật Cập nhật 12 tháng 10 1252 lượt xem

Nhật bản là đất nước vô cùng thú vị ở nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau và nơi đây luôn là một điều bí ẩn, khơi gợi sự tìm tòi, khám phá trong mỗi người. Được biết đến với các mỹ danh “ đất nước mặt trời mọc” “ xứ sở hoa anh đào” “ xứ phù tang”. Dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về tên gọi đất nước Nhật bản. Mỗi một tên gọi lại mang một một ý nghĩa, gắn liền với đất nước con người nơi đây. Nhật Bản còn được mọi người biết đến với tên gọi đất nước mặt trời mọc, vậy từ đâu mà đất nước này lại có cái tên gọi như vậy và ngay cả trên quốc kỳ Nhật Bản cũng là biểu tượng hình tròn đỏ của mặt trời.

nhat-ban-duoc-goi-la-dat-nuoc-mat-troi-moc

"Nhật Bản" trong tiếng Hán có nghĩa là "gốc của Mặt Trời" và như thế được hiểu rộng hơn là "đất nước Mặt Trời mọc". Và về vị trí địa lý Nhật Bản nằm ở cực Đông của Châu Á nên Nhật Bản cũng là quốc gia đầu tiên nhìn thấy Mặt trời mọc vào mỗi sớm bình minh. Trong văn hóa của người Nhật nữ thần Mặt Trời Amaterasu (tạm dịch: Thái dương thần nữ) là tổ tiên của họ và một phần nào đó chính vì điều này mà Nhật Bản được biết với cái tên "đất nước mặt trời mọc". Không chỉ biết đến với loài hoa anh đào, Nhật Bản còn được gọi là “ đất nước hoa cúc”. Những bông hoa cúc 16 cánh xòe ra giống như Mặt Trời đang tỏa chiếu là biểu tượng của Hoàng gia và Quốc huy Nhật Bản hiện nay.

nhat-ban-la-xu-so-hoa-anh-dao

Nhật Bản là đất nước gắn liền với hình ảnh hoa anh đào vì vậy Nhật Bản còn đước biết đến với mỹ danh “ xứ sở anh đào”, vì loài hoa này trải dài khắp dọc đất nước, những cánh hoa thoắt nở thoắt tan (một trong những tiêu chí trong việc đánh giá cái đẹp ở Nhật Bản), được người Nhật yêu thích, phản ánh tinh thần nhạy cảm, yêu cái đẹp. Phù Tang cũng là một trong những tên gọi khi nhắc tời Nhật Bản . Cây phù tang thực chất là loại cây dâu. Theo truyền thuyết cổ phương Đông có cây dâu rỗng lòng gọi là Phù Tang hay Khổng Tang, là nơi thần Mặt Trời nghỉ dưỡng trước khi cưỡi xe lửa du hành ngang qua bầu trời từ Đông sang Tây, do đó Phù Tang hàm nghĩa văn chương chỉ nơi Mặt Trời mọc.

Nguồn: http://www.monnhatban.com/vanhoa/van-hoa-dac-trung/tai-sao-nhat-ban-duoc-goi-la-dat-nuoc-mat-troi-moc