SAC DEP HOA ANH DAO

Nhà cổ Nhật Bản

Văn hóa Nhật Cập nhật 03 tháng 10 1214 lượt xem

Kiến trúc Nhật Bản đã nổi tiếng từ xưa với những ngôi nhà bằng gỗ bên cạnh một khu vườn rải đá kiểu Nhật đầy bình yên, tĩnh lặng. Qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu về những ngôi nhà cổ Nhật Bản để biết thêm về lối sống và cách xây nhà từ thời xưa của người Nhật nhé.

Sàn nhà kiểu Nhật Bản

san-nha-kieu-nhat

Điểm đặc trưng của những ngôi nhà kiểu Nhật là phần lớn sinh hoạt của gia đình sẽ diễn ra trên sàn như ăn cơm, ngồi hoặc trải nệm để ngủ. Tuy nhiên, những ngôi nhà Nhật Bản từ thời xưa không hề được trải sàn ngay từ đầu mà những người Nhật sẽ đào một cái hố sâu khoảng 80 đến 100cm, lợp mái và sinh hoạt trên đất như thế. Các ngôi nhà nằm trên mặt đất bằng phẳng xuất hiện trong thời kỳ Yayoi đều có chung đặc điểm kể trên, nhưng một số khu vực như phòng ngủ sẽ được lót một tấm ván đơn giản thay vì được trải thảm thông thường. Đây chính là khởi điểm của việc lót sàn những căn nhà Nhật Bản.

Người ta đã tìm thấy những bản vẽ về những căn nhà được xây vào thế kỉ thứ 4,  trong đó những căn nhà không sàn hoặc được xây dựng trên nền đất bằng tồn tại song song với những căn nhà cao tầng dành riêng cho quý tộc, và việc lót sàn biểu thị cho vị thế trong xã hội của người Nhật Bản thời đó.

Cấu trúc khung gỗ của nhà cổ Nhật Bản

cau-truc-khung-go-cua-nha-co-nhat-ban

Một đặc trưng khác của những ngôi nhà kiểu Nhật từ xưa đến nay chính là cấu trúc khung gỗ. Trái ngược với phong cách xây nhà bằng gạch hoặc đá của người phương Tây, người Nhật Bản xây nhà bằng những cây cột và dầm bằng gỗ và dựa trên những nguyên tắc thiết kế và thi công của người Nhật, mỗi căn nhà đều có 1 gian chính được giới hạn bởi 2 cái dầm kết hợp cùng với phần rìa nhô ra được làm thành hiên nhà. Kiến trúc này rất phổ biến cho đến hết thế kỉ 14.

Điều này là bởi vì người Nhật Bản cho rằng bên trong nhà và ngoài vườn là 2 thực thể có mối quan hệ mật thiết với nhau nên họ không muốn xây vách mà muốn hòa mình vào thiên nhiên hơn. Chính vì suy nghĩ này, lối kiến trúc xây hiên nhà và hành lang tạo thành một khoảng không gian chuyển tiếp từ trong ra ngoài đã trở thành nét đặc trưng của những ngôi nhà được xây theo lối trúc cổ Nhật Bản.

Phòng ngủ của nhà cổ Nhật Bản

phong-ngu-cua-nha-co-nhat-ban

Ở thời Heian, kiến trúc xây nhà cũng được áp dụng theo quy tắc chia gian như trên. Kiến trúc này được gọi là Shinden-dukuri (寝殿造). Trong phòng ngủ, không hề có tường phân cách giữa gian chính và khoảng hiên trước nhà, thay vào đó người Nhật Bản sử dụng những tấm cửa trượt hoặc những vách ngăn có thể tháo rời để tự mình phân chia cho bản thân những khoảng trời riêng trong nhà. Những nơi để ngồi hoặc để ngủ đều được trải chiếu tatami (chiếu Nhật) và gối Shitone (茵, tên gọi cổ của loại cushion dùng để lót khi ngồi hiện nay).

Sự xuất hiện của vách ngăn

su-xuat-hien-cua-vach-ngan

Tuy nhiên, để những hoạt động thường nhật như ăn uống, nghỉ ngơi hoặc thay quần áo được diễn ra dễ dàng hơn, người Nhật Bản bắt đầu chú trọng đến việc xây những vách ngăn với các phòng bằng tường hoặc cửa gỗ. Vào thời điểm đó, cửa giấy trượt Shouji (襖) hoặc cửa trượt Hikichigaido (ひきちがいど) được sử dụng rất nhiều, và các trụ nhà cạnh tròn được thay bằng trụ góc cạnh, đồng thời các phòng nhỏ cũng được trải chiếu tatami.

Mặc dù các ngôi nhà Nhật Bản tồn tại từ thời trung cổ hầu như không còn được nhìn thấy trực tiếp ngày nay, những thay đổi trong lối kiến trúc Nhật Bản đều được thể hiện qua bức tranh “Kasuga Gongen-Keiー春日権現記絵” được vẽ năm 1309.

Kiến trúc Nhật Bản và sự kế thừa từ thời xưa

kien-truc-nhat-ban-va-su-thua-ke-tu-thoi-xua

Sự thay đổi trong lối kiến trúc đó đã ảnh hưởng rất mạnh lên hình dáng của rất nhiều ngôi nhà Nhật Bản mà đến tận ngày nay, nét đặc trưng vẫn còn phảng phất trong những căn nhà kiểu Nhật có phần hiện đại hơn.

Cùng với việc chú ý đến việc lễ nghi khi chủ và tớ đối mặt nhau, Tokonoma (床の間, ám chỉ việc xây một góc nhỏ thụt vào tường hoặc một căn phòng có chứa góc thụt, dùng để trang trí bình hoa hoặc bày thư pháp) hoặc những chiếc kệ gỗ có nhiều ngăn Chigai-dana (違棚) đều được đặt tại những căn phòng trải tatami tập trung xung quanh gian chính. Ngoài ra, lễ nghi cho phép người có địa vị cao nhất có quyền được ngồi được thiết lập vào cuối thế kỷ 16.

Cách thiết kế và lối sinh hoạt của những người Nhật Bản trong những ngôi nhà kiểu Nhật hiện nay đều được thực hiện theo những quy tắc trên.

Nhà ở của dân thường Nhật Bản

Mặt khác, nhà ở của dân thường Nhật Bản chủ yếu được tự họ xây dựng ngoại trừ ở khu vực thành thị và một số người có của ăn của để, và chính vì thế việc thi công không được tỉ mỉ nên tuổi thọ của những căn nhà này khá ngắn. Tuy nhiên, những ngôi nhà Nhật Bản của người dân thường dần dần được quy hoạch và thiết kế bởi kiến trúc sư từ khoảng thế kỉ 17.

Những ngôi nhà cổ như nhà Hakogi (箱木, thế kỷ 16) chiếm một nửa diện tích đất và được rào lại bằng những bức tường đều được xây dựng dựa trên suy nghĩ rằng nhà ở phải là chỗ trú ẩn bảo vệ gia chủ.

Từ thế kỉ 18 trở đi, trước ảnh hưởng từ tầng lớp thượng lưu, cửa Shouji hay chiếu tamami cùng với việc xây trần nhà được những người dân thường áp dụng để nâng cao chất lượng đời sống của bản thân đồng thời thích ứng với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng.

Ngày nay, lối kiến trúc xây nhà bằng gỗ với phần hiên nhìn ra vườn vẫn còn khá thông dụng, thể hiện lối suy nghĩ tinh tế và mong muốn hài hòa với thiên nhiên của người Nhật Bản. Tuy rằng những ngôi nhà kiểu Tây càng ngày phổ biến, trở về một căn nhà kiểu Nhật bình yên, tĩnh lặng sau một ngày làm việc mệt mỏi thật là liều thuốc tinh thần rất hữu hiệu phải không?

Theo We Xpats

Link: https://we-xpats.com/vi/guide/as/jp/detail/857/