Ảnh minh họa: Internet
N2O được thải ra khi bón phân nitơ cho nông sản và được cho là có thể gây tác động đến hiện tượng ấm lên toàn cầu nhiều hơn gấp 300 lần so với khí CO2.
Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Nông nghiệp Quốc tế Nhật Bản đã hợp tác với các trường đại học ở Nhật và nước ngoài để phát triển một giống lúa mì mới.
Theo các nhà nghiên cứu, giống lúa mì mới này có thể ngăn không để thành phần của phân bón nitơ biến đổi thành N2O. Các thử nghiệm cho thấy lượng khí thải đã giảm 25%.
Các nhà nghiên cứu cho biết thêm rằng loại lúa mì mới có thể hấp thụ phân bón một cách hiệu quả, đồng thời vẫn duy trì năng suất như các giống lúa mì thông thường, ngay cả khi giảm lượng phân bón đi khoảng 60%.
Trong khi đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Tohoku và Tổ chức Nghiên cứu Lương thực và Nông nghiệp Quốc gia cũng phát triển một loại vi khuẩn có khả năng biến đổi khí N2O phát thải từ các cánh đồng trồng đậu nành thành khí vô hại.
Theo đó, các nhà nghiên cứu đã giảm được 30% lượng khí phát thải trên các cánh đồng trong thời gian thu hoạch và đang đặt mục tiêu nâng cao con số này.
Nguồn: https://www3.nhk.or.jp/nhkworld/vi/news/320748/