SAC DEP HOA ANH DAO

Ngạc nhiên văn hóa ‘tắm chung’ của người Nhật

Văn hóa Nhật Cập nhật 11 tháng 03 815 lượt xem

お風呂(Ofuro)có nghĩa là tắm bồn, vì vậy chúng ta có thể hiểu đại khái cụm từ này là ngâm mình trong bồn tắm.

Sau một ngày làm việc, học hành mệt mỏi, chúng ta chỉ muốn về ngay ngôi nhà của mình, xối nước cho mát mẻ, thoải mái. Thế nhưng, đối với người Nhật, tắm không chỉ là tắm, mà còn là cả một nét văn hóa. Tắm Ofuro đặc biệt ở chỗ là tất cả mọi thành viên trong gia đình sẽ lần lượt vào đó ngâm mình thư giãn, không được thay nước khác cho tới thành viên cuối cùng. Tất nhiên, trước khi vào bồn tắm, người Nhật đã tắm sạch sẽ, và vào Ofuro chỉ với mục đích ngâm mình thư giãn. Đó chính là lí do ở trong mỗi ngôi nhà Nhật đều có một bồn tắm. Điều này thật sự rất lạ lẫm với người nước ngoài.

Trên thế giới, có rất nhiều nước sử dụng bồn tắm để tắm, ngâm mình. Nhưng sử dụng bồn tắm giống như Nhật Bản thì hầu như không có. Khi nói đến tắm, chúng ta chỉ có thể nghĩ đó là hành động tắm, tắm cho sạch sẽ, tắm để loại bỏ vết bẩn trên cơ thể. Còn đối với người Nhật, tắm bồn là để thư giãn. Phong tục này đã có từ thời xa xưa. Ngày ấy, bồn tắm được làm bằng loại gỗ rất tốt và chắc chắn có tên gọi Hinoki.

Để có thể sử dụng Ofuro phải phụ thuộc rất nhiều vào sự chăm chút của người phụ nữ trong gia đình. Vì sao lại nói như vậy? Bởi vì nước trong bồn, phải giữ nóng từ đêm hôm trước đến hôm sau rồi mới thay. Nước trong bồn luc nào cũng phải có nhiệt độ từ 38-42 độ. Và phải giữ ấm xuyên suốt như vậy để tất cả mọi người đều được ngâm trong nước cùng nhiệt độ. Điều này quả thật là phụ thuộc hoàn toàn vào bàn tay người phụ nữ. Tuy nhiên, ngày nay, vì khoa học tiến bộ, hiện đại hơn mà việc canh nước trong bồn cho nóng không còn là khó khăn nữa vì đã có bình nước nóng lạnh, và họ có thể điều chỉnh nhiệt độ nước tùy theo ý mỗi người.

Ngày nay, việc mỗi gia đình Nhật Bản còn giữ nét văn hóa tắm bồn rất ít, nhưng vì đã là nét văn hóa, đã gọi là phong tục, thì nó vẫn mãi tồn tại và kéo dài theo thời gian.

Nguồn: http://www.monnhatban.com/vanhoa/van-hoa-thuong-nhat/ngac-nhien-van-hoa-tam-chung-cua-nguoi-nhat-ban