SAC DEP HOA ANH DAO

Kimono – Trang phục truyền thống của Nhật Bản

Văn hóa Nhật Cập nhật 04 tháng 09 894 lượt xem

Mỗi dân tộc đều có đặc trưng riêng của mình. Người Việt Nam luôn tự hào với chiếc áo dài vì tôn lên được những nét đẹp của người phụ nữ; người phụ nữ Trung Quốc trở nên mảnh mai hơn với Sườn xám… và phụ nữ Nhật Bản lại dịu dàng e ấp trong chính bộ Kimono của họ.

Trong tiếng Nhật chữ “ki” nghĩa là mặc và “mono” nghĩa là trang phục, vì thế khi nói đến “Kimono” thì đơn thuần trong tiếng nhật người ta muốn nói đến việc mặc quần áo. Trải qua những thăng trầm, biến có trong lịch sử với những lần thay đổi hình dáng, màu sắc, tên gọi Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc và nổi tiếng toàn thế giới khi nói về trang phục người Nhật. Kimono không phải người nào, lứa tuổi nào, tầng lớp xã hội nào cũng mặc như nhau mà sẽ có sự phân biệt theo tuổi tác, tầng lớp xã hội và thậm chí theo từng mùa.

1. Lịch sử trang phục kimono Nhật Bản

- Thời kỳ Jomon: trang phục được sử dụng cho mục đích ngăn lạnh, nóng và bảo vệ bản thân khỏi kẻ thù, gió, mưa. Quần áo không có ý nghĩa trang trí. Sau khi con người làm nông nghiệp, các sợi vải ra đời. Loại sợi cây gai dầu được sử dụng đầu tiên trong việc dệt quần áo.

- Age Thời đại Yayoi: vải bắt đầu được nhuộm. Trang phục thô sơ cũng hình thành kèm theo một chiếc thắt lưng. Nhiều người cho rằng nó khá giống với sare của Ấn Độ.

- Thời kỳ Kofun: Các cô gái mặc trang phục tương tự của Hàn Quốc. Phần trên của ống tay áo khá giống với trang phục của Trung Quốc

- Thời kỳ Heian: trang phục truyền thống Nhật Bản có nhiều thay đổi. Những bộ trang phục bị ảnh hưởng bởi khí hậu ở Kyoto và sự phát triển của văn hóa triều đình.

- Thời đại Kamakura / Muromachi: trang phục mang tính chất chiến đấu. Tay áo ngắn hăn, không phải đồ lót.

- Thời kỳ Azuchi-Momoyama: có rất nhiều mặt hàng được làm thủ công chính xác như lá thêu, lá trượt… Công nghệ nhuộm và dệt đã phát triển vượt bậc.

- Thời đại Meiji: Lối sống và phong cách ăn mặc bị tây hóa.

- Thời Showa Heisei đến hiện tại: Trong cuộc sống hàng ngày, cơ hội mặc kimono ngày càng giảm. Kimono Nhật Bản thường chỉ được sử dụng trong lễ cưới, lễ hội hoặc tang lễ. Có nhiều sự kiện truyền thống ở Nhật Bản phù hợp với kimono, bao gồm năm mới, ngày tết, lễ người lớn, Shichigosan, v.v., trong suốt bốn mùa.

2. Các kiểu kimono Nhật Bản

- Kimono của nam giới

Đối với nam giới, kimono thường chỉ được sử dụng vào các dịp lễ tết. Họ mặc kimono vào những lễ cưới hay buổi lễ trà đạo. Kimono của nam thường không có hoa văn, màu tối, có in gia huy của dòng họ, thường thì màu đen là màu sang trọng nhất. Một bộ trang phục Kimono dành cho nam giới gồm:

Haori: là một loại áo truyền thống của Nhật Bản, có hình dáng khá giống kimono nhưng có chiều dài chỉ tới hong hoặc đùi người mặc. Haori được mặc bằng cách khoác ngoài, để thử tự nhiên, không buộc đai lưng.

Hakama: là một loại quần truyền thống của người Nhật. Hakama giống như nửa quần nửa váy, có ống quần rất rộng, mặc ngoài áo kimono. Ngày này, nam giới Nhật Bản thường mặc quần hakama ở bên ngoài kimono để dễ di chuyển và thoải mái hơn.

- Kimono dành cho nữ giới

Có 9 loại kimono khác nhau của phụ nữ Nhật để mặc vào từng dịp cụ thể.

Furisode: Là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có chồng. Tay áo rất dài và rộng (thường dài từ 95 đến 115 cm). Furisode là một Kimono dùng để đi lễ như khi đi dự đám cưới hay dự một buổi tiệc trà dành cho các cô gái còn độc thân. Furisode có màu sắc tươi sáng và thường làm bằng lụa chất lượng tốt.

Yukata: Không cầu kỳ như Furrisode, là một loại Kimono làm bằng cotton bình thường, dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc cực kì sáng, cách thiết kế đơn giản để các cô gái Nhật có thể mặc mà không cần sự giúp đỡ. Yukata thường được mặc vào ngày Bon-Odori hoặc trong các cuộc hội hè.

Houmongi:  Houmongi là Kimono đi lễ của những người phụ nữ đã có chồng. Loại này thường được dùng trong khi đi tham dự một đám cưới hay tiệc trà nào đó. Khi đón tiếp một cuộc viếng thăm trang trọng, người phụ nữ sẽ mặc áo Homongi

Tomesode: Với những người phụ nữ đã kết hôn, họ sẽ mặc áo Tomesode, một dạng quần áo Kimono truyền thống với ống tay áo ngắn hơn. Áo Tomesode thường có màu đen, hoặc là nhiều màu khác. Áo Tomesode đen thường được đính gia huy tượng trưng cho họ tộc, đây là dạng áo Kimono chỉ mặc vào các dịp lễ trang trọng.

Mofuku: là loại Kimono chỉ được dùng để đi dự đám tang của họ hàng gần. Toàn bộ chiếc Kimono loại này có màu đen.

Komon: có thể mặc vào ngày thường, được trang trí toàn bộ bởi các họa tiết nhỏ, nhẹ nhàng.

Tsumugi: loại Kimono dành cho tầng lớp nông dân và thường dân nên khá đơn giản. Tsumugi được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gắp nhau ở đỉnh vai. Được mặc vào các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.

Tsukesage: là loại Kimono chuyên được mặc và các buổi tiệc tùng, trà đạo, cắm hoa và đám cưới bạn bè. Chiếc áo được trang trí theo dạng hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo rồi gặp nhau ở đỉnh vai. Dành cho tầng lớp nông dân và thường dân.

Shiromaku: là trang phục Kimono dành riêng cho cô dâu và chú rể trong ngày cưới. Ở đây, shiro nghĩa là màu trắng còn maku nghĩa là sự tinh khiết. Đây là loại Kimono được dùng trong các đám cưới truyền thống của Nhật, chúng dành cho các cô dâu nên được xem là loại Kimono tráng lệ nhất. Đặc điểm của Shiromaku rất dài, dài đến chạm đất.

3. Phụ kiện đi kèm với Kimono

- Obi: Một miếng vải thuôn dài quấn quanh eo từ phía trên kimono.

- Hiramugi: Đồ lót chỉ dành cho kimono.

- Dây Lapse: Một chiếc thắt lưng kimono cố định vào cơ thể.

- Thắt lưng được quấn dưới vành đai: Mục đích ngăn hình dạng của vành đai bị sụp đổ.

- Tất cho giày truyền thống Nhật Bản

- Guốc và dép: giày truyền thống để phù hợp với trang phục kimono.

4. Cách mặc kimono Nhật Bản

Trước khi mặc kimono, trước tiên phải mặc kabushi và vớ. Tiếp theo mặc các đường nối của mặt sau kimono đến trung tâm của xương sống. Sau đó kéo phần thân phải của kimono ở bên trái và quấn chặt cơ thể. Tiếp theo, đưa phần thân bên trái sang bên phải, hình dạng của kimono nên chồng lên nhau.

Điều chỉnh gấu áo dài đến mắt cá chân. Kimono được làm bằng vải dài. Điểm quan trọng là điều chỉnh độ dài để phù hợp với chiều cao và dáng người của bạn. Nếu bạn uốn một lớp vải thừa trên mỗi thắt lưng, hãy luồn dây thắt lưng từ trước ra sau qua nó. Vắt chéo qua lưng và buộc lại. Sau khi buộc dây thắt lưng, hãy sắp xếp vải phía trên cho thẳng. Tiếp theo, xoay quanh eo và buộc phía trước.

Sau đó, đã đến lúc kết nối dây đai. Sau khi cuộn dây đai quanh bụng, hãy gấp miếng vải thừa và tạo một nút thắt theo hình bạn thích. Quá trình thực hiện một nút thắt rất phức tạp và cầu kỳ.

Cuối cùng là giày dép. Bạn có thể lựa chọn tùy thuộc vào kimono bạn mặc. Việc làm tóc cho phù hợp với trang phục kimono cũng là một điều cần thiết.

Nguồn: http://tanico.edu.vn/kimono-trang-phuc-truyen-thong-cua-nhat-ban