SAC DEP HOA ANH DAO

Kimetsu No Yaiba: Đọc truyện đã lâu chắc gì bạn hiểu hết 5 biểu tượng văn hóa Nhật Bản này

Văn hóa Nhật Cập nhật 12 tháng 03 1188 lượt xem

Ngày 24/01/2021

Có rất nhiều các biểu tượng văn hóa Nhật Bản được lồng ghép tinh tế trong bộ truyện mà chỉ những người thật sự am hiểu mới nhận ra.

Tạm bỏ qua hiệu ứng truyền thông cũng như mà những thành tựu Kimetsu No Yaiba đã đạt được trong 1 năm vừa qua đã được quá nhiều báo đài nhắc đến. Nội dung bài viết sẽ chỉ tập trung nhắc đến các chi tiết liên quan đến văn hóa Nhật Bản được tác giả khéo léo cài cắm trong bộ truyện.

Đôi bông tai Hanafuda

Hanafuda là tên một loại bài truyền thống của Nhật

Về cơ bản, đây là một loại bài truyền thống của Nhật Bản mô phỏng đặc điểm của thế giới tự nhiên từ cỏ cây, chim muông, thời tiết… Sang đến Việt Nam, bài Hanafuda thường được gọi là bài hoa bởi Hana trong tiếng Nhật có nghĩa là hoa.

Hoa Tử Đằng

Hoa tử đằng sẽ thanh trừng cái xấu

Trong truyện hoa tử đằng không chỉ có tác dụng như một kết giới ngăn chặn ma quỷ mà đôi khi còn được sử dụng như một loại độc dược để hạ sát binh đoàn địa ngục này. Điều này có đôi phần tương đồng với ý nghĩa của hoa tử đằng trong văn hóa Nhật Bản với ý nghĩa thanh trừ hận thù, cái xấu bằng sức mạnh của tình bạn, sự yêu thương. Đây cũng là chuỗi lá bài tượng trưng cho tháng 4 trong bộ bài hoa gồm 4 lá.

Kyahan

Quấn quanh chân các kiếm sĩ chính là Kyahan

Bên cạnh Samurai thì Nhật Bản vẫn còn nổi danh với một loại chiến binh mạnh mẽ không kém thời Taisho chính là các Ninja. Theo đó, các Ninja thường đảm nhiệm các mật vụ ám sát và luôn hoạt động trong bóng tối thay vì công khai như các samurai. Để nhiệm vụ diễn ra một cách âm thầm, các ninja thường đeo bộ Kyahan quanh chân để hạn chế phát ra tiếng động. Đây cũng chính là dụng cụ mà phần lớn các sát quỷ nhân đều quấn quanh chân mình.

Ichimatsu và Uroko

Các hoa văn mang lại sự may mắn

Ichimatsu chính là các khối họa tiết được khắc trên áo khoác ngoài của Tanjiro được sắp xếp xen kẽ. Còn Uroko chính là các hoa văn tam giác tựa như vảy cá xuất hiện quanh trang phục của Zenitsu. Vào thời Taisho, các hoa văn này thường xuất hiện trên quần áo của dân chúng và đặc biệt là các Samurai như một loài bùa hộ mệnh bảo hộ khỏi tai ương.

Nhật Thần Thần Lạc

Đây thực chất là một điệu múa thờ thần mặt trời

Điệu nhảy thờ tụng thần mặt trời mà gia đình Kamado bảo vệ qua nhiều thế hệ thực chất dựa trên một tích khá nổi tiếng của Nhật Bản lên là Nhật Thần Thần Lạc. Theo đó trong một lần giận dỗi, thần mặt trời đã bỏ trốn vào hang động khiến nhân gian mất đi ánh sáng buộc các vị thần phải nhảy múa để kéo Nhật thần về lại thế giới bên ngoài.

Trên đây là 5 biểu tượng mang đậm văn hóa Nhật Bản được tác giả khéo léo cài cắm vào bộ truyện để tôn vinh văn hóa của quốc gia này. Các bạn nghĩ như thế nào về các biểu tượng trong Kimetsu No Yaiba. Cùng chia sẻ quan điểm nhé!

Nguồn: C.Dũng, phapluatbandoc.giadinh.net.vn

https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/kimetsu-no-yaiba-doc-truyen-da-lau-chac-gi-ban-hieu-het-5-bieu-tuong-van-hoa-nhat-ban-nay-162212401180006032.htm