SAC DEP HOA ANH DAO

Cung điện Hoàng gia Tokyo

Văn hóa Nhật Cập nhật 06 tháng 08 1299 lượt xem

Một trong những công trình mang ý nghĩa lịch sử lớn lao và đậm đà văn hóa Nhật Bản chính là cung điện hoàng gia Kyoto. Là một trong những đại điểm không thể bỏ qua khi du lịch đến Nhật Bản của nhiều du khách.

Nơi đây gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của xứ sở mặt trời mọc. Hoàng cung Kyoto chính là một tuyệt tác mẫu mực và điển hình của kiến trúc Nhật Bản năm 784, nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với nền chính trị đương thời, Thiên hoàng Kammu quyết định dời đô từ Heijo-kyo (Nara ngày nay), kinh đô thống nhất đầu tiên của Nhật Bản, đến Nagaoka-kyo (ở gần Kyoto ngày nay). Đến năm 794, Thiên hoàng Kammu lại dời đô từ Nagaoka-kyo đến Heian-kyo (nay là trung tâm cố đô Kyoto), chính thức mở ra thời kỳ Heian dài gần 400 năm trong lịch sử Nhật Bản.

Đây là thời kỳ các Thiên hoàng Nhật Bản nắm giữ quyền lực tối cao, cũng là thời kỳ hoàng kim của nghệ thuật, kiến trúc và thi ca Nhật Bản. Sau khi Thiên hoàng Kogon lên nắm ngôi vào năm 1331, ông đã cho mở rộng Heian-kyo, tên gọi nguyên thủy của Hoàng cung Kyoto, thành một quần thể cung điện nguy nga tráng lệ để phục vụ cho hoàng gia và tầng lớp quý tộc đương thời. Heian-kyo là trung tâm chính trị và văn hóa của Nhật Bản trong hơn 1.000 năm, cho đến khi Thiên hoàng Meiji dời đô về Tokyo vào năm 1869.

Công trình đã trải qua nhiều lần bị tàn phá và phục hồi bởi chiến tranh ngày xưa, cho đến bây giờ, nó trở thành một trong những công trình "dấu ấn" của Nhật Bản. Năm 1994, UNESCO chính thức công nhận Hoàng cung Kyoto là di sản văn hóa thế giới và trở thành điểm tham quan phổ biến cho mọi du khách nếu có dịp đặt chân lên mảnh đất này.

Tuy nhiên, không phải là nơi ra vào tấp nập như những điểm tham quan khác, để được vào trong, du khách phải xuất trình passport, sau đó đăng kí giấy vào trong với Ban quản lí hoàng cung thì mời được cấp giấy phép vào trong. Việc này cũng nhằm bảo vệ sự trang nghiêm cho nơi này.

Mỗi ngày hoàng cung Kyoto mở cửa đón khách hai lần, mỗi lần chỉ khoảng 100 du khách được đi thăm hoàng cung trong một tiếng đồng hồ, dưới sự hướng dẫn và giám sát của cả hướng dẫn viên du lịch lẫn cảnh sát văn hóa. Vậy nên, trong khi chỉ một số ít du khách có cơ may đi thăm những cung vàng điện ngọc bên trong hoàng cung, thì số đông còn lại chỉ có cơ hội dạo bước ở Gyoen (Ngự uyển) bao quanh hoàng cung, hay chiêm ngưỡng những cội lão tùng đang tỏa bóng xuống tòa thành.

Hoàng cung là một quần thể kiến trúc được giới hạn tòa thành hình chữ nhật, cao 2,5 m, dài 1.300 m, rộng 700 m, trải dọc theo hướng bắc - nam. Bên trong tòa thành ấy là hàng chục cung điện và lầu tạ nguy nga, được kết nối với nhau nhờ hệ thống trường lang và các ngự viên lớn nhỏ.

Trong khuôn viên của Hoàng cung Kyoto còn có nhiều ao hồ, tiểu đảo, và những chiếc cầu cong xinh xắn, dáng mềm như lụa. Mỗi công trình hay cảnh quan trong Hoàng cung, dù lớn hay nhỏ, chính hay phụ đều là những mảnh ghép hoàn hảo để tạo thành một tổng thể kiến trúc vừa uy nghi, thâm nghiêm phù hợp với tính chất của hoàng gia Nhật Bản; vừa khoáng đạt, hài hòa với thiên nhiên như tâm tính của người dân xứ Phù Tang.

Nguồn: http://www.monnhatban.com/dulich/du-lich-o-kanto/du-lich-o-tokyo/cung-dien-hoang-gia-tokyo