SAC DEP HOA ANH DAO

Bài học từ ‘’vị thần kinh doanh’’ nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản: Tâm phải luôn biết cảm kích thì những khó khăn mới có thể trở thành tài phú

Tin tức tổng hợp Cập nhật 30 tháng 06 751 lượt xem

Ngày 30-06-2021

Bài học từ "vị thần kinh doanh" nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản: Tâm phải luôn biết cảm kích thì những khó khăn mới có thể trở thành tài phú

Inamori Kazuo được coi là "vị thần kinh doanh" nổi tiếng, là một trong những doanh nhân tài ba nhất xứ sở hoa anh đào Nhật Bản. Hành trình lập nghiệp của ông đã được kể lại trong cuốn hồi ký "Triết lý kinh doanh của Kyocera" với những tư duy kinh doanh và quản trị rất đáng học hỏi.

Tuổi thơ trắc trở

Vào mùa xuân năm 1932, Kagoo Inamori sinh ra ở Kagoshima, cực nam của Nhật Bản, gia đình ông có tổng cộng 6 người con, tất cả đều phụ thuộc vào xưởng in của cha để mưu sinh. Kazuo Inamori là con thứ hai, tính cách của ông đặc biệt bướng bỉnh khi còn nhỏ. Ông ấy thích khiêu khích gây rắc rối ở trường, trêu chọc bạn cùng lớp ở khắp mọi nơi.

Thời thơ ấu của ông không có gì phiền muộn, rất nhanh chóng bài kiểm tra tốt nghiệp tiểu học chuẩn bị diễn ra, và đây cũng là lần đả kích đầu tiên trong cuộc đời ông.

Bài học từ vị thần kinh doanh nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản: Tâm phải luôn biết cảm kích thì những khó khăn mới có thể trở thành tài phú  - Ảnh 1.

Tự tin đăng ký vào trường trọng điểm của Kagoshima nhưng không may bị trượt. Năm 12 tuổi, Kagoo Inamori lần đầu tiên nghi ngờ cuộc sống của mình. Ông tin chắc rằng mình chưa phát huy hết khả năng, nhưng ông vẫn không thể thi đỗ vào năm thứ hai. Ở trong thời đại học vấn quyết định tất cả, Kazuo Inamori bắt đầu cảm thấy rằng số phận đang rình rập đe dọa mình.

Tuy nhiên, điều không may nhất là ông mắc bệnh lao ở tuổi 13. Căn bệnh này có tỷ lệ tử vong rất cao và đang ngày càng nghiêm trọng hơn. Kazuo Inamori có một người chị dâu tốt bụng và chị ấy đã gửi cho ông một cuốn sách "Thực tế của cuộc sống" do Masaharu Taniguchi viết, với hy vọng sẽ giúp được ông nâng cao tinh thần.

Trong lúc đọc cuốn sách này, Kazuo Inamori đã đọc được một câu: “Trong tim chúng ta có một thỏi nam châm, chúng có thể thu hút những thanh kiếm sắc bén, tai họa, bệnh tật, thất nghiệp,… từ rất xa”.  Lời nói này giống như một đốm sáng đánh thức tất cả sự tuyệt vọng trong ông, trước đây ông sợ mình thi không đậu và kết quả ông không thi đậu thật, sợ mắc bệnh rồi bệnh sẽ ngày càng ngày nặng.

Cuối cùng ông hiểu ra một điều rằng: trạng thái tâm lý khác nhau sẽ mang đến những vận mệnh khác nhau. Ông bắt đầu cố gắng đối mặt với tất cả những điều này, và phép màu đã đến với ông, căn bệnh lao đã được chữa lành một cách kỳ diệu.

Trong kỳ thi đại học, Kagoo Inamori rất tự tin  đăng ký vào chuyên ngành y khoa của Đại học Tokyo, nhưng ông lại lại trượt vì điểm ông không cao cũng chả thấp. Ông phải miễn cưỡng nhập học vào chuyên ngành hóa học hữu cơ của trường Đại học Kagoshima. Đây là ngôi trường đại học hạng 3 và chuyên ngành hạng 4. Rõ ràng là ông trời không bắt ông đi khi ông 13 tuổi, nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ mang lại nhiều may mắn cho ông.

Vượt lên chính mình

Không có tấm bằng đại học loại giỏi cũng không có người đi trước mở đường, Kazuo Inamori khó có thể tìm được một công việc tốt khi tốt nghiệp ở một đất nước Nhật Bản vừa trải qua thất bại. Năm 27 tuổi, giáo viên đại học của Kazuo Inamori đã giới thiệu cho ông làm việc tại công ty gốm sứ của Matsukaze Industrial.

Công ty đầu tiên ông gia nhập là một công ty đang trên bờ vực phá sản. Khi đó, ông có thể lựa chọn bỏ đi, tìm một công ty khác giống như những đồng nghiệp khác, nhưng Kazuo Inamori vẫn quyết định ở lại. Sau khi nỗ lực làm việc chăm chỉ, ông đã phát triển một loại vật liệu gốm mới loại gốm này có thể được cài đặt trực tiếp trên ống dòng TV.

Phát minh mới này đã tạo tiền lệ cho vật liệu gốm, ông bắt đầu nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Kazuo Inamori lần đầu tiên nhận ra giá trị sống của mình. Năm 1958, Kazuo Inamori không hài lòng với tình hình tiêu thụ nội bộ của công ty, đã từ chức khỏi Matsukaze Industry.

Sự ra đi của ông đã thu hút một số lượng lớn công nhân quyết định theo ông làm việc. Một năm sau Kazuo Inamori thông báo thành lập công ty, công ty này là tiền thân của tập đoàn Kyocera của Nhật Bản sau này.

Tập đoàn Kyocera được thành lập năm 1969 chỉ hơn 11 năm đã được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Osaka, 6 năm sau, cổ phiếu của Kyocera đã đạt mức cao kỷ lục 3.000 yên. Kazuo Inamori đã dùng 16 năm để giá trị cổ phiếu của mình trên thị trường chứng khoán vượt qua cả Sony. Vào năm 1984, khi Kazuo Inamori 52 tuổi, ông đã trao tất cả 1,7 tỷ yên cổ phiếu của mình cho nhân viên của Kyocera theo tỷ lệ. Ông cảm thấy rằng mình đã đạt được vị trí cao nhất trong lĩnh vực gốm sứ và không có đối thủ.

Lần đầu tiên cạo đầu xuất gia, một lần nữa nâng tầm cao của cuộc đời

Bài học từ vị thần kinh doanh nổi tiếng bậc nhất Nhật Bản: Tâm phải luôn biết cảm kích thì những khó khăn mới có thể trở thành tài phú  - Ảnh 2.

Nguồn: Internet

Năm 1997, Kazuo Inamori từ chức chủ tịch của Kyocera và DDI, quyết định trở thành một nhà sư. Trước khi quy y, ông đã đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Lúc này, ông mới phát hiện một khối u ác tính trong dạ dày. Ông không hề hoảng sợ khi biết tin mình mắc bệnh ung thư. Đối mặt với thực trạng tuổi già của mình, ông đã không biết bao nhiêu lần mô phỏng mình sẽ có được sự bình yên như thế nào khi ốm nặng. Mặc dù đã mắc bệnh, nhưng ông vẫn xách hành lý đến chùa Hanzhi để đi tu.

Ba tháng sau khi vào tu viện, sư thầy trong chùa yêu cầu Kazuo Inamori xuống núi mà không có tiền. Đây là một quá trình phải trải qua với tư cách là một nhà sư, mục đích là để ông thấy được xã hội và sự thật của thế giới rõ ràng. Ông vâng lời sư phụ mặc áo tu hành, lần hạt cầu nguyện, tập tễnh xuống núi làm tròn nhiệm vụ.

Ông gõ cửa từng nhà giàu một, kết quả là từ sáng đến chiều, ông chẳng xin được một đồng tiền hay một bữa cơm nào, điều này là một sự đả kích rất lớn đến nội tâm Kazuo Inamori. Ông không hiểu tại sao những người giàu này sẽ bủn xỉn như vậy, ông chỉ mong bọn họ có thể cho mình một bát cơm, lẽ nào điều này là quá đáng quá phải không?

Đúng lúc ông ấy đói quá, chóng mặt và không thể đi lại được, một nữ nhân viên dọn vệ sinh tốt bụng lấy trong túi ra tờ 100 yên, cô ấy xấu hổ nói rằng mình chỉ có 100 yên này vì không mang theo ví. Hy vọng nó có thể giúp được ông ấy.

Kazuo Inamori nhận được 100 yên, đã bật khóc và cảm ơn. Bây giờ ông mới nhận ra rằng trong mắt những kẻ giàu có keo kiệt, chỉ có những kẻ yếu đuối và nghèo khổ mới bị coi thường và khinh bỉ, và chỉ những người cùng khổ mới có thể đồng cảm với những người bất hạnh như nhau.

Khi trở lại chùa, Kazuo Inamori đã thông báo cho sư trụ trì những gì ông đã thấy đã nghe. Lúc này, một vị khách trong chùa đang lo lắng chờ đợi ông. Năm 2010, vị khách đã đến thăm chùa Hanji ba lần và khẩn cầu mời Kazuo Inamori đến Japan Airlines giúp đỡ công ty ông, bởi lúc này công ty đang trên bờ vực phá sản.

Sau 424 ngày Kazuo Inamori hỗ trợ cho hãng hàng không Nhật Bản, kỳ tích cũng đã xuất hiện, hãng hàng không Nhật Bản từ thua lỗ hơn 180 tỷ lật ngược tình thế, kiếm được 188.4 tỷ, giành lại vị trí top 500 thế giới. Kỳ tài trong giới kinh doanh như thế, trên thế giới chẳng có mấy người.

Nói về quan điểm sống của mình, ông Kazou từng chia sẻ: Khi đối mặt với những hoàn cảnh và tình huống khó khăn trong cuộc sống, chúng ta phải biết ơn nhiều hơn. Vì môi trường và hoàn cảnh khắc nghiệt đó có thể giúp bạn hiện thực tham vọng của mình, làm dịu tâm hồn và cho phép cuộc sống của bạn chuyển sang một cấp độ mới. Bạn phải luôn nhớ rằng "tâm phải luôn biết cảm kích thì những khó khăn mới có thể trở thành tài phú."

Nguồn: Hoàng Lan, cafef.vn. Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Link: https://cafef.vn/bai-hoc-tu-vi-than-kinh-doanh-noi-tieng-bac-nhat-nhat-ban-tam-phai-luon-biet-cam-kich-thi-nhung-kho-khan-moi-co-the-tro-thanh-tai-phu-20210628215547583.chn